Cách chọn mua điện thoại andriod cũ giá rẻ
Cách chọn mua điện thoại Android cũ giá rẻ
Năm nay đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nền tảng Android. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn có bước khởi đầu tốt để làm quen với hệ điều hành đang rất phổ biến này.
1. Những lưu ý khi lựa chọn
- Cấu hình
Chỉ cần lưu ý một số điểm là bạn có thể sở hữu một thiết bị thông mình với mức giá trong tầm tiền. Những mẫu smartphone Android trung cấp ngày nay thường có cấu hình khá ổn. Thường những model trong tầm giá này sẽ có bộ xử lý Qualcomm tốc độ vào khoảng 600 MHz, máy ảnh kỹ thuật số 3.2 MP trở lên.
- Hệ điều hành
Tất nhiên sẽ Android OS. Tuy nhiên cần lưu ý nên chọn những model chạy (hoặc có khả năng nâng cấp) tối thiểu là phiên bản v.2.2 (Android Froyo). Android là hệ điều hành đổi mới không ngừng, các tính năng càng hoàn thiện và phong phú hơn sau mỗi lần nâng cấp. Những phiên bản Android cũ thường gặp nhiều hạn chế về phần mềm cũng như khả năng tùy biến kém trong quá trình sử dụng.
Nên chọn phiên bản điện thoại sử dụng Android v.2.2 trở lên
Phiên bản Android OS v2.2 trở về sau đã có sự cải thiện rõ rệt trong giao diện người dùng, tối ưu hóa tốc độ phần cứng cùng nhiều tích ích web khác.
- Kích thước màn hình
Do thế mạnh của nền tảng Android là kết nối và giải trí nên những smartphone màn hình nhỏ (như Sony Ericsson XPERIA X10 mini màn hình 2.5 inches) sẽ bất tiện khi sử dụng. Vì vậy, sẽ rất khôn ngoan khi bạn chọn mua máy có màn hình cảm ứng lớn, tối thiểu 3.0 inches.
- Thương hiệu
2 thương hiệu tham gia nhiều nhất vào sản xuất Android giá rẻ là Samsung và LG. Tất cả các smartphone do 2 hãng sản xuất hầu hết đều có mặt ở thị trường trong nước và được người tiêu dùng đánh giá cao. Ngoài ra còn có sự góp mặt của thương hiệu Việt Nam – Qmobile và Viettel. Ngoài ra còn có các thương hiệu khác như Acer, Wellcom…
Nokia - thương hiệu quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam – không tham gia sản xuất smartphone Android.
- Thời lượng pin
Một vấn đề khá quan trọng khi lựa chọn máy. Chắc chắn bạn sẽ không muốn mua 1 chiếc điện thoại đa chức năng phải sạc liên tục sau vài giờ “nghịch ngợm”. Chưa kể đa phần các smartphone Android đều sử dụng màn hình cảm ứng có sức “ngốn” điện năng ghê gớm.
Để ý đến thời lượng pin
2. Nhóm 5 ứng cử viên “Android smartphone – Giá rẻ, máy tốt”
- Sony Ericsson W8
X8 có thiết kế rất thời trang, phù hợp nếu bạn ưu tiên chọn máy theo ngoại hình. Thừa hưởng những công nghệ cao cấp của Sony Ericsson, W8 ghi điểm bằng chất lượng sử dụng ổn định, màn hình đẹp, nghe nhạc hay và chụp ảnh tốt.
Sony Ericsson W8
Hạn chế của máy là màn hình nhỏ (3.0 inches) và hệ điều hành đi kèm cũ (Android v2.1) – bắt buộc người dùng phải tự nâng cấp trong điều kiện sử dụng lâu dài.
- LG Optimus One P500
Smartphone Android tốt nhất trong tầm giá. Tuy là model cũ và thiết kế của LG Optimus One P500 thiếu ấn tượng, nhưng đây là chiếc smartphone cân bằng tốt giữa giá cả và chất lượng. LG Optimus One P500 là chiếc điện thoại đầu tiên chạy chạy hệ điều hành Android 2.2.
LG Optimus One P500
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo model mới của LG – model Optimus Me P350 cấu hình thấp hơn, màn hình bé hơn (2.8 inches), giá rẻ hơn.
- Samsung Galaxy Mini S5570
Ra mắt cùng lúc với “siêu phẩm” Android - Samsung Galaxy S II, chiếc Mini S5570 được coi là em út trong gia đình Galaxy. Đúng như tên gọi “Mini” smartphone này nhỏ bé cả về kiểu dáng lẫn giá thành. Tuy nhiên, cấu hình mà Samsung Galaxy Mini S5570 sở hữu gần tương đương với các smartphone trong Top.
Samsung Galaxy Mini S5570
Hạn chế đáng kể của máy là chất lượng màn hình tương đối thấp.
- HTC Wildfire S
Smartphone Android giá rẻ hiếm hoi của HTC và cũng là 1 trong số ít các smartphoen Android “bình dân” chạy HĐH Android OS, v2.3 (Gingerbread) mới nhất.
HTC Wildfire S
HTC Wildfire S là sản phẩm nâng cấp từ chiếc Wildfire (đã ra mắt trong năm 2010), có thiết kế đẹp, phần định vị bằng trackpad quang học đã được loại bỏ, giúp máy trở nên thon gọn hơn – và đặc biệt rất thích hợp với nữ giới với 3 màu Hồng, Trắng và Xám.
Máy có giá cao nhất trong các sản phẩm đề xuất ở trên.
- Q-mobile S10
Là đại diện duy nhất của Việt Nam trong danh sách, Q-mobile S10 có phần thân máy làm từ nhựa, giúp giảm trọng lượng nhưng vẫn cho cảm giác rất chắc chắn. Đặc biệt phần nhựa dưới màn hình kéo dài ra đằng sau được phủ sơn nâu, giả da rất sang trọng.
Máy có màn hình cảm ứng 3.2 inches và dãy phím mặc định của Android OS tráng kim loại sáng bóng. Cả hai đều có độ nhạy cao và dễ sử dụng.
Q-mobile S10
Q-mobile S10 sử dụng chip xử lý Qualcomm MSM 7227 có tốc độ 600MHz, chạy hệ điều hành Android 2.2 Froyo tương đương với HTC Wildfire S, LG Optimus One P500...
Camera 5 Megapixel và loa ngoài được bố trí ở mặt sau. Camera không có đèn Flash, trong điều kiện ánh sáng đảm bảo, chất lượng hình ảnh chụp rất tốt, chi tiết và khá sắc.
Mẹo nhỏ cần nhớ khi chọn mua điện thoại Android
1. Hàng xách tay hay hàng công ty?
Một vấn đề được đặt ra đối với người sử dụng đó là việc chọn mua hàng xách tay hay hàng công ty khi tìm mua 1 chiếc điện thoại mới. Dạo qua vài trang mua bán trực tuyến như MuaBanNhanh.com dễ dàng nhận ra một thực tế đó là điện thoại xách tay thường rẻ hơn hàng chính hãng khá nhiều.
- Tham khảo trên mạng trước khi mua hàng
Tuy nhiên cũng cần phải hiểu là hàng xách tay cũng là đồ thật chứ không phải hàng nhái. Việc chuyển hàng về trong nước không thông qua các kênh nhập khẩu giúp hàng xách tay phần nào "né" được thuế nhập khẩu, thuế VAT... Chính việc này đã giúp giá bán của hàng xách tay rẻ hơn hàng chính hãng. Tuy nhiên vẫn tồn tại những rủi ro khi chọn mua hàng xách tay, nổi cộm trong số đó là vấn đề bảo hành. Hàng xách tay thường không nhận được chế độ bảo hành trong nước như đồ chính hãng, các cửa hàng thường chỉ tự sửa chữa hoặc gửi máy sang quốc gia xuất hàng để bảo hành.
Khi quyết định mua smartphone Android, người dùng nên tham khảo trước các bài báo cũng như các bài đánh giá sản phẩm trên mạng internet. Điều này sẽ giúp người dùng có những nhận định ban đầu xung quanh thiết bị mà họ sẽ chọn trong tương lai. Thông qua một bài đánh giá, các ưu nhược điểm, thiết kế hay cấu hình của smartphone luôn được nêu rõ ra, khác với những tin tức quảng cáo úp úp mở mở thông thường khác. Đương nhiên là sau khi đọc xong, người dùng sẽ biết nó có còn phù hợp với bản thân nữa hay không.
- Không nên chạy đua cấu hình
Nếu bạn muốn chọn mua 1 chiếc smartphone Android và bạn cũng có đôi chút hiểu biết về điện thoại di động, có lẽ điều đầu tiên bạn sẽ thắc mắc khi cân nhắc 1 mẫu sản phẩm đó là: Cấu hình của máy có mạnh không và tương quan so với các thiết bị khác ra sao? Nhưng vấn đề là ở chỗ không phải điện thoại của bạn cứ có điểm benchmark cao, cấu hình khủng là máy tốt, máy bền.
- Đắt nhất không phải là tốt nhất
Một điểm tai hại nữa khi bạn bị cuốn vào trong cuộc chạy đua vũ trang giữa các smartphone đó là việc bạn sẽ liên tục cảm thấy chiếc điện thoại của mình quá cũ kĩ và chậm chạp, từ đó áp lực đổi máy mới cũng sẽ lớn hơn. Bạn sẽ rất vất vả khi phải "gánh" thêm khoản chi phí để nuôi thú vui tốn kém này. Tốt nhất khi mua điện thoại, nếu hầu bao không thực sự rủng rỉnh hãy xác định rằng bạn sẽ mua chiếc điện thoại thích hợp nhất chứ không phải là sản phẩm mạnh nhất thị trường.
Đây có lẽ là điều mà nhiều người mua thiếu kinh nghiệm thường mắc phải khi chọn mua điện thoại. Trên thị trường giờ có hàng trăm loại smartphone đang lưu hành, và khi cần chọn 1 mẫu điện thoại để sử dụng, nhiều người bị nhiễm tư tưởng "của rẻ là của ôi, của đầy nồi là của vứt đi". Sự thực không phải như thế, những mẫu smartphone tốt nhất không phải là mẫu đắt tiền nhất, mà là mẫu phù hợp nhất với bạn.
- So sánh với các sản phẩm cùng tầm giá
Với số tiền phải bỏ ra, cách tốt nhất để chọn một chiếc smartphone phù hợp là so sánh các sản phẩm cùng tầm giá. Nhìn chung, trong một phân khúc cụ thể, các smartphone của thương hiệu nhỏ sẽ có cấu hình cao hơn các smartphone của thương hiệu lớn.
Khi so sánh các sản phẩm cùng tầm giá, người dùng nên chú ý tới các tiêu chí để so sánh như độ lớn màn hình, độ phân giải hỗ trợ, loại CPU, lượng RAM, bộ nhớ, các chi tiết khác như camera, độ mượt cảm ứng, kiểu dáng thiết kế, hỗ trợ 3G, khả năng chơi nhạc/xem phim/đọc sách, thương hiệu..., cân nhắc các tiêu chí mình quan tâm nhất để chọn cho mình chiếc smartphone phù hợp nhất.
Những điều quan trọng cần biết khi mua điện thoại Android đã qua sử dụng
Sau đây chúng tôi xin chia sẻ cho các bạn để có thể yên tâm khi đi mua một chiếc điện thoại Android mới hoặc điện thoại cũ.
1. Một số thông tin chung
Với máy mới vì sao vẫn cần phải kiểm tra? Lí do là vì máy mới vẫn có thể bị lỗi hay hỏng, mà mua về dùng một thời gian mới phát hiện thì chúng ta lại mất công bảo hành tốn thời gian và tiền bạc, máy bị bung khi sửa thì càng phiền và mất giá trị máy nữa.
Bạn có một khoản tiền eo hẹp chỉ đủ mua dòng máy A (hoàn toàn mới) nào đó, nhưng cũng với khoản tiền đó bạn có 2 lựa chọn khác tốt hơn, đó là:
- Mua máy đã qua sử dụng (used, like new) cấu hình ngon hơn mới được xài vài tuần hoặc vài tháng và còn hạn bảo hành dài (bảo hành tại cửa hàng hay chính hãng còn tùy vào nguồn gốc của máy). Trong trường hợp này, máy gần như còn rất mới vì người ta chỉ dùng lướt qua, vì lý do chán hay không hợp mà bán đi.
- Hàng xách tay là lựa chọn tốt thứ 2 vì có giá mềm hơn hàng chính hãng trong nước, hiện này hàng xách tay được bán rất nhiều trên thị trường từ nhiều nguồn khác nhau nên không thể biết được nguồn gốc và chất lượng thật sự của chúng.
Nếu bạn xác định mua máy để root và vọc vạch thì nên tìm những dòng máy phổ biến của những hãng nổi tiếng (đã có cách root dễ dàng và được nhiều developer hỗ trợ nhiều về rom và phần mềm).
Lưu ý:
- Nên mua bán tại nhà riêng hoặc địa chỉ cửa hàng cụ thể rõ ràng, tránh mua bán ngoài đường.
- Nên đi 2 người để đề phòng trường hợp xấu như lừa đảo cướp giật.
- Chú ý là bạn nên thận trọng với những nơi bán máy quá rẻ (>30% nếu là máy mới và >40% đối với máy đã qua sử dụng) so với giá trị thực. Trong trường hợp đó, bạn nên xem xét cẩn thận những người bán này vì nhiều khả năng họ đang bán hàng nhái hoặc hàng lỗi, hàng dựng.
- Trước khi mua bạn nên tham khảo giá trên các trang rao vặt như MuaBanNhanh để biết giá trung bình của dòng máy bạn định mua, lưu ý là giá máy sẽ phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ của thiết bị (máy mua ở các cửa hàng lớn thường yên tâm hơn nên giá có cao hơn tí, máy xách tay sẽ có giá thấp hơn), bảo hành và hậu mãi như thế nào (thời gian bảo hành hoặc bao test bao lâu), ngoại hình còn mới hay không (máy càng cũ hay trầy xước nhiều càng mất giá), số phụ kiện theo máy (nếu đầy đủ phụ kiện chính hãng thì tốt, còn nếu thiếu bạn nên hỏi để trả giá xuống cho phù hợp), ngay cả hộp sách cũng làm ảnh hưởng đến giá trị máy (đối với một số người).
- Các bài rao có hình máy thật (hình do người bán chụp) thì sẽ giúp bạn dễ hình dung về ngoại hình thật của máy và dễ tin tưởng hơn. Bạn có quyền xem máy rồi mới quyết định mua, nên gọi trước (hoặc nhắn tin) để hỏi rõ nguồn gốc và tình trạng máy (nếu trên bài rao không có ghi rõ) trước khi đến xem.
2. Quan tâm đến thời hạn bảo hành của máy
Nội dung tiếp theo cần quan tâm đó là bảo hành của chiếc điện thoại mà bạn định mua:
Đối với máy đã qua sử dụng có nguồn gốc từ cửa hàng thì bạn nên kiểm tra tem, giấy tờ liên quan như phiếu bảo hành để đảm bảo quyền bảo hành (nếu máy còn hạn bảo hành) và chứng thực nguồn gốc xuất xứ máy. Một số trường hợp máy bảo hành chính hãng theo số IMEI nên bạn chỉ cần xem còn nguyên tem hay không là được.
Riêng với máy Samsung thì bạn nhắn tin số IMEI đến 6060 để xem thời hạn bảo hành online nếu là máy chính hãng samsung VN.
Với thiết bị của LG, gọi đến số 18001503 (miễn phí), đọc số IMEI thì và yêu cầu nhân viên tổng đài kiểm tra thời hạn bảo hành cho bạn.
Với máy HTC thì bạn hãy liên hệ đến đường dây nóng +84 1900 555 567, yêu cầu check IMEI và thời hạn bảo hành cho bạn.
Đối với máy mua qua nguồn như xách tay (do người thân bên bán ở nước ngoài gởi về nên không có bảo hành), máy hết bảo hành… thì mua bán dựa theo niềm tin là chính, nên tìm người bán có địa chỉ cư trú rõ ràng (mua bán tại nhà) và hỏi xem chế độ hậu mãi của người đó như thế nào, thường thì họ sẽ bao test từ vài ngày đến vài ba tháng (nghĩa là trong thời gian đó bạn được quyền trả máy lại nếu có lỗi, không bao test thì không nên mua).
Điều này 2 bên cần thỏa thuận rõ khi mua bán để tránh phiền phức sau này. Đối với máy mua còn bảo hành như trường hợp đầu bạn vẫn có thể yêu cầu bao test được nhưng thường trong thời gian ngắn.
3. Quan trọng: cách kiểm tra máy trước khi mua
Sau đây đến phần quan trọng thứ nhì cần quan tâm: đó là test máy. Chú ý bạn test càng kỹ bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu, tránh khỏi các trường hợp đáng tiếc khi mang về dùng rồi mới biết máy lỗi hỏng.
Với những ai bán máy mà để cho bạn test thoải mái thì họ tự tin là máy họ tốt không lỗi lầm gì, còn với những người viện cớ này nọ mà không muốn bạn test máy kỹ hay biện cớ là bận này nọ yêu cầu bạn test nhanh thì xin hãy cẩn thận vì rất có thể máy có vấn đề nên họ không muốn bạn test kỹ.
- Đầu tiên là xem về hình thức máy
Nếu bạn xác định tìm mua một máy nào đó thì bạn nên mượn một máy chính hãng tương tự để xem trước và ghi nhớ các chi tiết đặc trưng về ngoại hình và chất lượng gia công của nó như: nước sơn, bề mặt, chất liệu, nét in chữ hoặc logo trên máy có tinh xảo hay không để tiện so sánh. Còn về tem bảo hành thì chắc nhiều bạn cũng biết nhưng tem có quá nhiều loại nên chúng ta khó mà phân biệt được trừ khi bạn đã xem trước con tem này trên một máy chính hãng tương tự.
Nhớ để ý các con ốc (nếu có) có bị trầy hay không và xem các mép ghép của máy có hiện tượng bị nạy hay không. Đây sẽ là dấu hiệu giúp bạn phát hiện máy đã từng bị bung (để sửa hoặc tráo linh kiện) hay chưa.
- Tiếp theo là so sánh phần mềm và tính năng bên trong máy
Các bạn nên nhớ: Máy nhái chỉ nhái được giao diện chứ chức năng sẽ không nhái hoàn toàn được. Ví dụ như các máy Samsung Galaxy thường có các tính năng rất hay ho như nghĩ thông minh, dừng thông minh, đa nhiệm nhiều cửa sổ… Tương tự trên các máy của LG, HTC hay Sky cũng có các tính năng riêng đi theo từng dòng máy mà máy nhái thì không thể nhái hết được các tính năng này.
Bạn nên xem qua trang web của nhà sản xuất trước khi đi mua, bởi trên web sẽ liệt kê hết những tính năng đặc trưng cho dòng máy mà bạn đang "chấm", và một khi đã biết những tính năng đó thì việc test sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Trừ chiếc nhái Galaxy S3 và S4 nhái cũng có được một số tính như máy thật, cái này thì hơi nguy hiểm nên bạn phải thật cẩn thận.
- Kiểm tra chống nước cho thiết bị (điều kiện rất quan trọng để máy có được bảo hành hay không)
Máy không có chức năng chống nước: Trên máy thường có một miếng giấy quỳ bé tí dán trên mép của pin hoặc dán trên máy phần gắn pin hoặc nói chung là mở nắp pin ra thì nó sẽ nằm mặt sau của máy đối với những máy tháo được nắp pin. Với các máy có thiết kế nguyên khối (unibody) thì thường mảnh giấy quỳ sẽ được nhìn thấy qua lỗ jack cắm tai nghe. Nếu máy đã bị vào nước thì miếng giấy quỳ sẽ có màu tím hoặc hồng, còn chưa bị vào nước thì nó vẫn nguyên màu trắng tinh.
Máy có khả năng chống nước: cũng tương tự như trên nhưng đặc biệt giấy quỳ sẽ được dán ở những nơi được bảo vệ kín nước với nắp có ron cao su bịt kín như nắp pin hoặc nắp đậy các cổng kết nối. Muốn xem được bạn phải tháo các nắp này ra.
- Kế đó là kiểm tra phần cứng của thiết bị
Màn hình: test xem có điểm ảnh chết màu đen (hoặc trắng) không, xem độ sáng và đều màu của màn hình, test cảm ứng.
Khe sim và thẻ nhớ (nếu có): chỉ cần cắm sim và thẻ vào vào xem máy có nhận không là được (“nhận” ở đây là nghe gọi được, và đọc ghi được dữ liệu trong thẻ).
Đèn LED thông báo (nếu có): thường sáng khi có thông báo hoặc cắm sạc.
Loa, microphone: test đơn giản như gọi thử một cuộc gọi, thử ghi âm, bật nhạc…
Phím cứng, mềm: ta chỉ cần việc bấm để test.
Khả năng rung: bật chế độ rung và gọi đến máy đó.
Camera trước, sau: bật camera rồi thử quay và chụp hình, nhớ bật flash LED lên để thử đèn chụp đêm luôn nhé các bạn
Wi-Fi, 3G: tìm nơi có hai loại kết nối này để thử vào mạng. Lưu ý là khi kiểm tra wifi thì nhớ tắt 3g và ngược lại để hạn chế tình trạng chồng chéo kết quả.
Bluetooth: thử kết nối và trao đổi một file nhẹ với một máy nào đó.
GPS: bật Google Maps rồi ra đứng chỗ quang đãng, ngoài trời và nhớ tắt Wi-Fi vì Wi-Fi cũng dùng để định vị được, nếu định vị được bằng gps thì bán kính sẽ trên dưới 10m.
NFC: dùng 1 máy có nfc khác và bật tính năng này lên trên cả 2 vào áp lưng vào nhau xem có nhận nfc hay không.
Phụ kiện tai nghe, sạc, cáp usb, dock… cái này chắc ai cũng biết test.
Cảm biến: bao gồm cảm biến ánh sáng, cảm biến tiệm cận, cảm biến trọng lực, cảm biến la bàn số, cảm biến con quay... tùy dòng máy có trang bị những loại cảm biến nào mà bạn test theo cảm biến đó (xem cách test bằng phần mềm ở dưới).
Tìm mua điện thoại cũ chất lượng, uy tín ở đâu?
Xem thêm thông tin mua bán điện thoại cũ mới nhất tại MuaBanNhanh.com. Để được cập nhật thông tin mua bán điện thoại cũ tốt nhất hiện nay hãy xem ngay: Mua bán điện thoại cũ
Nguồn: https://blog.muabannhanh.com/cach-chon-mua-dien-thoai-andriod-cu-gia-re/60210
Đăng bởi Minh Thiện Tags: mua bán điện thoại, mua điện thoại giá rẻ, tìm mua điện thoại cũ rẻ, điện thoại, điện thoại bền, điện thoại cũ, điện thoại cũ bền, điện thoại cũ giá rẻ, điện thoại mới, điện thoại mới chất lượng, điện thoại mới giá rẻ, điện thoại rẻ