Cách học Tiếng Anh theo chủ đề
Cùng chúng tôi tìm ra những giải pháp học Tiếng Anh theo chủ đề Thương Mại, Tiếng Anh cho dân công sở, Tiếng Anh giao tiếp cơ bản, Tiếng Anh khi đi phỏng vấn xin việc và Tiếng Anh cho những người đam mê du lịch theo những thông tin hữu ích dưới đây.
Phương pháp học Tiếng Anh Thương Mại hiệu quả.
Tìm cho mình một phương pháp học Tiếng anh thương mại hiệu quả, phù hợp thực ra không khó. Quan trọng là bạn phải biết bạn đang học gì, tại sao bạn lại cần đến nó. Ngày nay, Tiếng anh thương mại, tiếng anh chuyên ngành là những cụm từ, thuật ngữ khá thông dụng trong môi trường làm việc.
1. Tìm kiếm thông tin
Internet cung cấp một nguồn tài nguyên thông tin khổng lồ mà bạn có thể khai thác bất kì nơi nào. Việc tân dụng thời gian cho việc tìm kiếm thông tin trong Tiếng anh thương mại là cần thiết. Các thông tin như: kĩ năng viết thư tín trong tiếng anh thương mại, từ vựng tiếng anh chuyên ngành: kế toán, du lịch, khách sạn, thuật ngữ tiếng anh kinh tế, hoc tieng Anh thuong mai o dau, .... Tất cả đều có sẵn và điều quan trọng là bạn sử dụng chúng như thế nào cho hợp lý, logic với công việc của bạn.
2. Học Từ vựng Tiếng Anh thương mại mỗi ngày
Việc học từ vựng Tiếng Anh chuyên ngành rất quan trọng khi bạn không biết bắt đầu từ đâu, để tìm hiểu cách sử dụng của nó trước hết bạn nên ghi nhớ mỗi ngày 10-20 từ vựng và tập sử dụng chúng trong từng văn cảnh đơn giản mà bạn thường bắt gặp tại nơi làm việc. Như thế, lượng từ mới của bạn ngày một tăng lên và có thể hoàn toàn tự tin giao tiếp tiếng anh nữa.
3. Lựa chọn cách học phù hợp
Lựa chọn cách học Tiếng Anh chung hay tiếng Anh thương mại nói riêng hết sức quan trọng. Bạn có thể học Tiếng Anh online, học ở nhà hay học ở các khóa học ngắn hạn ở các trung tâm tiếng Anh ... Nhưng cách học hiệu quả nhất là tự học kèm theo tài liệu tự học, chăm chỉ thu thập lượng từ vựng cần thiết cho công việc, chuyên ngành cần bổ trợ.
4. Tập viết Thư tín trong Tiếng anh thương mại một cách chuyên nghiệp
Chữ cái trong tiếng Anh thương mại đóng một vai trò quan trọng trong công việc hàng ngày của bạn. Học để viết chữ cái này sẽ cung cấp cho bạn những kỹ năng cần thiết khi bạn muốn hiển thị một vấn đề và muốn vấn đề được xem xét, thể hiện phong cách làm việc chuyên nghiệp của bạn trong mắt các đối tác của bạn hoặc ông chủ của bạn.
Học làm thế nào để viết thư thương mại bằng tiếng Anh để chuyên nghiệp hơn?
Không khó để bạn có thể tìm thấy một phương pháp học phù hợp với thương mại tiếng Anh ít nhất là bản thân mình. Chỉ cần bạn sáng tạo hơn trong việc thu thập, tiếp nhận thông tin, xử lý và định hình cho mình những phương pháp thích hợp, logic, hiệu quả sẽ làm bạn ngạc nhiên.
>> Xem thêm: Tiếng Anh thương mại
Người đi làm nên tham khảo 6 cách học tiếng Anh cực tốt sau
Học tiếng Anh đối với sinh viên đã là cực hình chứ đừng nói việc vừa học tiếng Anh vừa đi làm đối với dân công sở. Vậy làm cách nào để bạn có thể học tiếng Anh tốt hơn trong khi quá bận rộn như vậy?
Dưới đây là một số bí quyết để bạn có thể vừa đi làm mà vẫn có thể học tiếng Anh hiệu quả.
1. Nhớ từ vựng
Để nhớ được những từ vựng bạn đã học, bạn cần phải sử dụng nó thường xuyên. Vì môi trường sống và làm việc ảnh hưởng rất nhiều đến khả nănggiao tiếp tiếng Anh của bạn. Mỗi khi học từ vựng mới, bạn cần phải luyện và sử dụng từ vựng đó vài lần trong ngày. Ngoài ra, nói chuyện với người nước ngoài sẽ giúp bạn cải thiện được kỹ năng nghe và phát âm tốt hơn
2. Định hướng rõ ràng trong việc học tiếng Anh của mình
Bạn phải có kế hoạch chi tiết và rõ ràng về việc học của mình. Mục đích của việc học tiếng Anh là để làm gì và phải bám sát mục tiêu đó. Bạn nên lắng nghe những lời khuyên từ những người có kinh nghiệm trước đó, đồng thời chọn lựa phương pháp, giáo trình phù hợp để hoàn thành được mục tiêu của mình.
3. Cân bằng giữa học và làm
Nhiều người gặp khó khăn ngay khi bắt đầu việc học tiếng Anh khi đi làm. Họ bị rối bởi phải phân thân cho quá nhiều việc trong khi khoảng thời gian vẫn như trước. Nhiều người lại khủng hoảng sau khi bắt đầu vừa học vừa làm một thời gian khi tự so sánh mình với những người xung quanh và cảm thấy kiệt sức vì không có thời gian để nghỉ ngơi. Để không rơi vào tình trạng này, bạn cần biết cách cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc. Cách tốt nhất là bạn nên lập thời gian biểu hợp lý và cố gắng hoàn thành công việc của mình theo đúng thời hạn đặt ra. Chú ý đánh dấu những việc quan trọng và để chúng ở nơi bạn dễ nhìn thấy để tránh bỏ sót hay nhầm lẫn trong công việc.
4. Tập trung trong khi học tiếng Anh
Bạn cũng cần phải thật sự tập trung trong công việc cũng như học hành. Không nên mang bài vở ra học trong giờ làm việc và cũng không nên mang hồ sơ giấy tờ của công ty ra làm khi bạn đang nghe giảng. Như thế bạn đã làm giảm hiệu quả của cả hai việc. Hơn nữa, không có cấp trên nào chấp nhận việc nhân viên của mình làm việc khác trong thời gian mà họ đã trả tiền cho bạn. Khi đang trong giai đoạn vừa học vừa làm, bạn phải tránh ôm đồm những việc không cần thiết. Điều này giúp bạn không bị phân tán đầu óc và thời gian bởi những việc nhỏ nhặt.
5. Kiên trì với việc học tiếng Anh của mình
Sẽ có nhiều lúc bạn cảm thấy mệt mỏi, đuối sức, thậm chí chán nản. Điều quan trọng lúc này là phải tìm được động lực giúp bạn vượt qua. Bạn có thể xem xét lại kế hoạch của mình để nhớ lại những kỳ vọng của bản thân trước khi bắt đầu việc học tập. Bạn cũng có thể nghĩ đến những điều bạn sẽ gặt hái được sau những chuỗi ngày vất vả. Chỉ cần mỗi ngày cố gắng một chút, kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình, bạn sẽ thành công.
6. Học nói tiếng Anh
Để phát triển kỹ năng nói tiếng Anh bạn phải thực tập nhiều hơn, cụ thể là nói tiếng Anh nhiều hơn. Ban đầu đừng quá lo lắng về văn phạm hay cách phát âm. Điều quan trọng nhất là người đối diện phải hiểu ý chính mà bạn muốn nói. Hãy luyện tập nói tiếng Anh bằng cách bỏ thói quen dịch sẵn trong đầu mình. Việc nói tiếng Anh phải diễn ra tự nhiên, đừng ngại mắc lỗi. Phần lớn mọi người sẽ rất ấn tượng khi thấy bạn cố gắng giao tiếp bằng tiếng Anh. Hãy gia nhập những câu lạc bộ học tiếng Anh có người nước ngoài và đừng ngại ngần nói chuyện với họ. Điều này sẽ giúp bạn củng cố khả năng nghe và hiểu được nhiều giọng đọc khác nhau.
Một trong những môi trường để rèn luyện kĩ năng nói cực tốt là Philippines. Một đất nước đang nổi lên như một lò luyện tiếng Anh tại Châu Á. Với lịch sử gần 100 năm sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai trong việc dạy học nên người dân nơi đây nói tiếng Anh giọng Mỹ cực chuẩn. Chỉ cách Việt Nam 2h bay, cùng chi phí ngang với Việt Nam, Philippines thực sự là nơi đáng đến để học tiếng Anh cho người đi làm.
>> Xem thêm: Tiếng Anh công sở
5 tuyệt chiêu học tiếng Anh giao tiếp cơ bản hiệu quả
1. Nghe, nghe nữa, nghe mãi và nghe nhiều hơn
Các bạn biết không, 96,69% người nước ngoài học tiếng Việt và kêu trời là nó quá khó, bởi khi thay đổi âm sắc thì từ ngữ cũng thay đổi ý nghĩa rồi. Ví dụ đơn cử như ma (con ma), mả (mồ mả), má (mẹ), mà (nhưng), mạ (cây lúa lúc còn non). Thế nhưng, chúng ta sử dụng tiếng Việt một cách rất tự nhiên, không hề gặp khó khăn gì. Cùng quay trở lại thời kỳ bé bỏng, khi ta mới lọt lòng mẹ. Chúng ta đã “vô tình” dành ra 1-2 năm để chăm chú lắng nghe thế giới xung quanh, từ lời ru của mẹ hay những lời hỏi thăm của họ hàng. Ta làm quen dần với ngôn ngữ thông qua việc nghe rất nhiều, rồi sau đó tập nói dần dần. Đây chính là phương thức học tự nhiên nhất đối với bất cứ ngôn ngữ nào.
Nhưng bạn đừng vội bật CNN hay BBC lên để luyện nghe hàng ngày, mà cứ thắc mắc tại sao mình nghe mãi mà không hiểu được chữ nào. Lúc bạn còn bé, khi nói chuyện, mọi người xung quanh đều nói to và chậm rãi, để bạn còn bắt chước theo nữa. Thế nên, bạn cần bắt đầu với những gì dễ nghe trước, như truyện kể cho trẻ em hoặc phim hoạt hình. Giọng kể trong và rõ ràng, giúp bạn có thể dần dần hiểu được nội dung lời nói dù bạn có là người mới bắt đầu chăng nữa.
2. Học tiếng Anh giao tiếp cơ bản từ môi trường xung quanh
Học tiếng Anh giao tiếp ở các nước như Anh, Mỹ hay Úc thì tiếng Anh sẽ được cải thiện nhiều, nhưng không phải ai cũng có thể đạt được ước mơ đó. Đơn giản nhất là thay đổi giao diện, ngôn ngữ Facebook, điện thoại bằng tiếng Anh, hoặc nghe nhạc Âu – Mỹ nhiều hơn.
Những việc đơn giản này giúp mình quen với việc “bắt gặp” tiếng Anh bất cứ nơi đâu, từ đó hình thành cách tư duy bằng ngoại ngữ nữa.
3. Ngữ pháp, học kiểu gì đây?
Từ cấp 2, chúng ta đều bắt đầu học tiếng Anh, với sách giáo khoa nặng về ngữ pháp và bài tập. Với hầu hết các bạn sinh viên, quá trình học tiếng Anh kéo dài suốt thời gian cấp 2 đến cấp 3, tổng cộng khoảng 7 năm. Vậy nên, thực trạng hầu hết sinh viên hiện nay yếu kém về năng lực ngoại ngữ không liên quan đến việc học ngữ pháp giỏi đến đâu, đặc biệt về kỹ năng giao tiếp.
Rất nhiều bạn khi giao tiếp bằng tiếng Anh đã luôn phải tư duy bằng tiếng Việt và cố gắng tìm từ vựng và cách diễn đạt trong tiếng Anh để dịch sang, nhưng thường bị chậm và hiệu quả giao tiếp kém.
4. Thuộc lòng từ vựng, cả cụm từ
Hiểu đơn giản, kỹ năng giống như xi măng, còn từ vựng lại là viên gạch. Để xây được một ngôi nhà vững chắc, chỉ có xi măng thì không thể, mà phải cần thêm gạch, càng nhiều thì nhà càng to, càng cao. Vậy nên, để sử dụng tiếng Anh trôi chảy, bạn không chỉ cần kỹ năng mà phải có thêm từ vựng để diễn đạt được ý tưởng của mình nữa.
Học từ vựng dựa trên quy tắc ghi nhớ của bộ não: chỉ cần bạn gặp và sử dụng từ vựng đó nhiều lần, từ đó sẽ được chuyển từ trí nhớ ngắn hạn (trong vài ngày) sang trí nhớ dài hạn (trọng vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí vài năm). Nguyên tắc cơ bản là như vậy, nhưng chúng ta có rất nhiều cách thức khác nhau tùy thuộc vào phong cách học của mỗi người. Bạn có thể dùng giấy ghi nhớ và dán khắp nhà, tạo flashcard đầy màu sắc, hoặc ghi chép nhiều lần những từ vựng cần học. Bạn nên học cả cụm từ chứ không học một từ riêng lẻ. Bởi khi cần có thể bật ra cả cụm thay vì phải đi tìm từng từ riêng lẻ trong não rồi mất thêm mấy giây để ghép chúng vào với nhau. Bạn có thể thử nhiều cách khác nhau để tìm ra phương pháp nào phù hợp nhất với bản thân mình: hiệu quả cao, ít tốn thời gian và công sức … Điều quan trọng đem đến sự hiệu quả trong việc tự học tiếng Anh giao tiếp đó là học theo cách thật thoải mái, vui vẻ và phù hợp.
5. Khi nào muốn từ bỏ, hãy nghĩ tới lúc bắt đầu
Giỏi một ngôn ngữ không dễ, vì nó không chỉ dừng lại ở việc nắm ngữ pháp, thuộc từ vựng hay có kỹ năng, mà còn là việc tiếp thu một nền văn hóa khác, hiểu thêm những cách nghĩ mới.
Trong quá trình học gặp khó khăn, có những từ vựng học mãi không nhớ, hay nói tiếng Anh không được hay như người bản xứ, chỉ nghĩ đến việc từ bỏ, không muốn tiếp tục học nữa. Nhưng nhớ lại lý do bạn đã quyết tâm học tiếng Anh, vì cơ hội mở rộng cho bản thân, vì mơ ước du lịch vòng quanh thế giới và vì sở thích xem hiểu phim mà không nhìn phụ đề, mình lại cố thêm một lần nữa. Những động lực dù nhỏ nhưng sẽ luôn giúp bạn cố gắng, duy trì và nỗ lực hơn trong việc học tiếng Anh. Mỗi ngày bạn tiến bộ một chút, thì sau một khoảng thời gian bạn sẽ không còn nhận ra chính mình của ngày xưa nữa rồi đấy. Giớ thì bắt tay vào hành động thôi nào, cùng nhau học tiếng Anh giao tiếp thật “chuẩn” nhé !
>> Xem thêm: Tiếng Anh giao tiếp
5 chiến thuật chinh phục cuộc phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh
Thị trường việc làm cạnh tranh ngày càng khốc liệt khiến việc tìm được một công việc tốt tại một công ty nước ngoài không hề dễ dàng chút nào, đặc biệt là khi bạn phải đối diện với những cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh, và vượt qua rào cản về áp lực cũng như ngôn ngữ. Hãy cùng tìm hiểu bốn bước hữu ích để chinh phục cuộc phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh sau đây nhé!
1. Tìm hiểu kĩ về công ty/tổ chức mà bạn ứng tuyển
Bạn muốn chứng minh bạn là sự lựa chọn tốt nhất cho nhà tuyển dụng, vậy thì việc đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu thật kỹ xem như thế nào là tốt nhất đối với tổ chức đó cũng như vị trí mà bạn ứng tuyển. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là ứng viên hiểu rõ về tổ chức của họ nhất.
Có rất nhiều cách thức để có thể tìm hiểu về một tổ chức. Cách đơn giản và dễ dàng nhất là lên website để nắm được các thông tin như tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, con người, các hoạt động, các sản phẩm, dịch vụ chính, các yêu cầu đối với vị trí mà mình ứng tuyển… Có thể đọc thêm các bài báo, các mục tin tức của công ty để cập nhật về các kế hoạch mới, dự án mới. Nếu bạn phải tham gia một buổi phỏng vấn bằng tiếng Anh thì cố gắng tìm nhiều nguồn tin bằng ngôn ngữ đó, sau đó thử tập tóm tắt lại bằng tiếng Anh ở nhà, để khi được hỏi có thể dễ dàng trả lời lại một cách lưu loát.
Việc tìm hiểu thật kỹ về công ty và đặc điểm vị trí ứng tuyển không những sẽ giúp bạn tự đánh giá về sự phù hợp của bản thân với môi trường làm việc của tổ chức mà còn giúp tạo được ấn tượng ban đầu rất tốt với nhà tuyển dụng về tâm huyết mình dành cho vị trí ứng tuyển.
2. Phác họa bức tranh tổng thể về bản thân
Sau khi đã tìm hiểu kỹ lưỡng về tổ chức và vị trí mà mình ứng tuyển. điều tiếp theo mà bạn cần làm là vẽ ra một bức tranh tổng thể về bản thân, sơ đồ về con người mình để có thể dễ dàng nắm được đâu là cái mà mình muốn truyền đạt cho nhà tuyển dụng. Một trong những cách giúp bạn có thể làm được điều đó là việc lập ra danh sách câu hỏi mà các nhà tuyển dụng thường hỏi và tổng hợp các câu trả lời để có một cái nhìn tổng thể về bản thân.
Những câu hỏi, vấn đề thường được các nhà tuyển dụng quan tâm bao gồm:
- Định hướng phát triển bản thân, kế hoạch trong tương lai phù hợp với công việc và tổ chức
- Kiến thức, kỹ năng mà mình đã có phù hợp với công việc và giúp đóng góp tích cực gì cho tổ chức
- Điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
- Câu chuyện về thành công và thất bại của cá nhân bạn
3. Trình bày quan điểm theo hệ thống và logic
Khi được phỏng vấn bằng tiếng Anh, mỗi câu trả lời nên ngắn gọn, xúc tích, và vào thẳng vấn đề. Mỗi câu trả lời không quá 3 ý. Các ý này nên cân bằng với nhau về cả nội dung và thời lượng chia sẻ, cố gắng tránh việc trùng lặp ý. Việc này sẽ tránh cho mình bị lan man trong cách trả lời, tránh bị quên ý, nói đi nói lại một ý, đồng thời tạo ấn tượng về khả năng tư duy logic cho nhà tuyển dụng.
Việc học cách phát triển ý nhiều khi không được coi trọng trong các khóa học tiếng Anh, nhưng đây lại là một kỹ năng quan trọng không chỉ trong việc đi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh mà còn trong công việc tương lai.
4. Thể hiện phong cách bản thân
Hãy suy nghĩ về ấn tượng mà bạn muốn tạo ra đối với nhà tuyển dụng. Việc đó sẽ giúp bạn quyết định bạnnên ăn mặc ra sao đến buổi phỏng vấn, sẽ thể hiện cảm xúc như thế nào, sẽ trả lời câu hỏi ra sao, và sẽ thể hiện phong cách của bạn như thế nào.
5. Diễn đạt ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu
Phỏng vấn bằng tiếng Anh thì nên trả lời ngắn gọn và súc tích, tránh diễn đạt quá dài như khi trả lời bằng tiếng Việt. Tránh sử dụng các từ khó mà mình không hiểu rõ ràng nghĩa, hoặc 1 số từ phức tạp, điều này có thể làm người phỏng vấn không hiểu rõ những gì mình muốn truyền đạt, gây hiểu nhầm. Bên cạnh đó, ứng viên cũng cần nắm rõ các từ chuyên ngành bằng tiếng Anh cơ bản cho vị trí mà mình ứng tuyển.
Tiếng Anh là ngôn ngữ có ngữ điệu nên khi nói các bạn cần chú ý tới ngữ điệu, có độ lên xuống rõ ràng thay vì nói đều đều như tiếng Việt. Nói với giọng đều đều khiến cho người nghe cảm giác bạn như một cái máy vô cảm hoặc khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn không thực sự hào hứng với công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Một phần rất quan trọng là “practice makes perfect”. Khi mình luyện tập nhiều với các câu hỏi, mình sẽ có tâm lý thoải mái và sẵn sàng hơn khi tiếp nhận các câu hỏi và phân tích các câu hỏi mới cũng nhanh hơn. Do mình luyện tập cũng tương đối nên mình đi phỏng vấn với tư thế khá thoải mái. Nếu câu nào mà cần suy nghĩ thì đừng ngại xin các anh chị phỏng vấn cho em 1-2 phút suy nghĩ, điều này không làm ảnh hưởng đến đánh giá của các anh chị, thậm chi các anh chị có thể đánh giá mình là người cẩn trọng.
>> Xem thêm: Tiếng Anh phỏng vấn xin việc
Học tiếng Anh thế nào để đi được vòng quanh thế giới?
Học tiếng anh cấp tốc trước khi đi du lịch là điều cần thiết: Ngày càng có nhiều quốc gia sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2. Vì thế nếu có bị lạc hay gặp tình huống bất trắc, hay cố gắng nhờ người bản địa đưa tới nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, khu phố Tây, nhà ga.
Để chuẩn bị kỹ càng cho một chuyến đi lý thú, bạn cần giắt theo mình kỹ năng sử dụng tiếng Anh, cho dù bạn có đến một nước nói tiếng Anh hay không.
Đừng lo lắng, chỉ cần tập luyện đúng cách, bạn sẽ thành công!
Có rất nhiều cách thú vị để học tiếng Anh cho chuyến du lịch. Nhưng trước hết hãy tìm hiểu lý do bạn cần phải học tiếng Anh khi đi du lịch.
1.Vì sao đi du lịch mà cũng phải học tiếng Anh?
- Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới
Sự hiện diện của nó tại nhiều quốc gia khác nhau khiến cho bạn có thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp trong những tình huống khác nhau. Nhân viên trong khách sạn không nói tiếng mẹ đẻ của bạn, họ dùng tiếng Anh để nói chuyện với khách. Những biển chỉ dẫn trên sân bay, các trang web hướng dẫn du lịch luôn có hai ngôn ngữ là tiếng địa phương và tiếng Anh, và sẽ rất hữu dụng nếu bạn không thạo tiếng địa phương.
- Biết tiếng Anh để ứng phó trong trường hợp khẩn cấp
Tiếng Anh có thể cứu mạng bạn trong những tình huống khẩn cấp. Một người bạn người Sri Lanka của tác giả bài viết này đang đi du lịch ở Nepal khi xảy ra trận động đất ở đó vào tháng 4 năm 2015. Anh không tìm thấy vợ mình sau trận động đất nên đã nhờ mọi người tìm giúp cô ấy bằng tiếng Anh. Vài ngày sau, anh tìm thấy cô ấy và đã viết một bức thư cảm ơn đến tất cả những người đã giúp đỡ anh.
Trong những khoảnh khắc như vậy, việc biết nói tiếng Anh rất quan trọng để trao đổi thông tin chính xác trong những tình huống cấp bách khi đang đi nước ngoài. Mong rằng những chuyện như vậy sẽ không bao giờ xảy ra với bạn, nhưng chuẩn bị trước vẫn hơn.
- Có tiếng Anh giúp bạn tự tin hơn
Khi đặt phòng khách sạn hay tham dự một hội thảo quốc tế, biết tiếng Anh giúp bạn bớt ngượng ngùng và lo lắng. Tiếng Anh còn giúp bạn dễ dàng kết bạn hơn, chia sẻ những ý tưởng của mình và tận hưởng kỳ nghỉ hoàn toàn thư thái.
Học tiếng Anh khi đi du lịch không chỉ giúp bạn hiểu hơn về thế giới, mà còn mở ra trước mắt bạn những cơ hội tuyệt vời.
2. Học từ mới tiếng Anh như thế nào?
Bạn cần học nhiều từ mới nhanh nhất có thể, nhưng hãy cho bản thân thời gian. Bắt đầu ngày mới bằng 5-10 từ vựng và tập sử dụng thành thạo chúng.
- Sử dụng danh sách từ vựng giúp ích cho việc đi du lịch.
- Viết từ 5-10 từ mới vào những tấm thẻ mỗi ngày. Viết nghĩa của từ hoặc hình ảnh cho từ đó vào mặt sau tấm thẻ.
- Xem lại những tấm thẻ từ vựng mỗi ngày. Mang chúng đến chỗ làm, đặt chúng tại những nơi mà bạn có thể nhìn thấy trong nhà.
- Đặt câu với những từ ghi trong thẻ, nhưng chắc chắn rằng đó là những điều bạn sẽ nói khi đi du lịch. Đọc to nó lên. Ví dụ, với từ “queen bed” (queen bed là một loại giường đôi), bạn có thể đặt câu: “I’d like to book a queen bed for three nights, please.” (“Tôi muốn đặt một giường đôi trong ba tối”). Việc vừa học vừa thực hành như vậy sẽ rất hữu dụng.
Nếu bạn đi du lịch với người khác, hãy cùng họ đóng giả những tình huống như đặt phòng khách sạn, làm thủ tục trên sân bay, hỏi đường,…. và sử dụng những từ mới mà bạn vừa học được.
- Giao tiếp với người dân địa phương
Thực ra, ngoài việc thưởng ngoạn cảnh đẹp thì giao tiếp với người dân địa phương cũng là một trong những trải nghiệm không thể thiếu với mỗi chuyến đi. Do đó, hãy tích cực nói chuyện với họ bằng mọi cách. Với bản năng giao tiếp, con người có thể hiểu nhau thông qua nhiều cách thức, chứ không chỉ bằng ngôn ngữ.
Theo Priceline, 69% người dân địa phương cảm thấy rất hào hứng khi khách du lịch muốn tìm hiểu về thành phố của họ. Do đó, đừng ngần ngại nếu bạn không nói được nhiều thứ tiếng địa phương. Hãy cố gắng diễn đạt ý nghĩ của mình một cách tốt nhất có thể, đa số người dân sẽ tận tình giúp đỡ cho bạn. Việc bạn cố gắng, nỗ lực phát âm ngôn ngữ nước đó nhiều khi sẽ được đánh giá như một hành vi tôn trọng văn hóa. Nhưng bạn cũng nên rất cẩn trọng, hết sức tránh những cụm từ nhạy cảm như xúc phạm đến tín ngưỡng, vua chúa.
- Trước khi khởi hành, bạn cần ghi lại những thông tin quan trọng như địa chỉ khách sạn, địa chỉ đại sứ quán, số điện thoại bằng ngôn ngữ nước đó để người bản xứ có thể hướng dẫn cho bạn khi cần thiết. Nếu vẫn không thành công thì đương nhiên vũ khí duy nhất lúc này là ngôn ngữ cơ thể.
>> Xem thêm: Tiếng Anh du lịch
Nguồn: http://webhoctienganh.com/cach-hoc-tieng-anh-theo-chu-de-1424.html
Đăng bởi Hải Lý Tags: chủ đề, công sở, du lịch, du lịch thế giới, giao tiếp, giao tiếp cơ bản, nghe, nói, phỏng vấn, phỏng vấn xin việc, thương mại, Tiếng Anh, từ vựng