Máy ảnh Olympus
Các dòng máy ảnh Olympus
Xuất thân từ một nhà sản xuất kính hiển vi được thành lập từ năm 1920 với tên gọi ban đầu là Takachiho Seisakusho, phải đến năm 1935 Olympus mới bắt đầu thiết kế và sản xuất những chiếc máy ảnh đầu tiên. Trước đó, ngoài kính hiển vi, sản phẩm được biết đến nhiều nhất của hãng này chính là những chiếc cửa trập dùng trong camera.
Khi ngành công nghiệp nhiếp ảnh chuyển mình sang kỷ nguyên số, Olympus là một trong những hãng đầu tiên đón nhận trào lưu này. Năm 1996, hai chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên của Olympus mang tên Camedia C-800L và Camedia C-400L chính thức trình làng. Không lâu sau đó, dòng máy ảnh này nhanh chóng được mở rộng với các model mới và trở nên quen thuộc với những ai đang muốn chuyển từ máy phim sang máy số.
Đến năm 2004, dòng Camedia được thay thế hoàn toàn bằng dòng máy có tên được đặt theo tiếng Hy Lạp là Mju (µ), viết tắt của từ "mikros", theo Olympus có nghĩa là "nhỏ gọn". Chiếc máy ảnh đầu tiên mang thương hiệu Mju là một mẫu máy phim được phát triển từ năm 1991, sau khi qua nhiều bước cải tiến đã chuyển hẳn sang sử dụng công nghệ số.
Hiện nay, Olympus có bốn dòng máy ảnh point-and-shoot chính, thuộc các phân khúc thị trường khác nhau, nhắm đến những đối tượng khách hàng khác nhau. Dòng FE là dòng máy ảnh giá rẻ dành cho những người mới sử dụng lần đầu, đề cao tính kinh tế. Dòng Mju là dòng máy ảnh thời trang, nhắm đến những người dùng sành điệu đề cao thiết kế bên ngoài.
Dòng Mju Tough (trước đây có tên là Mju SW) là dòng máy ảnh có khả năng chống sốc, chống nước, chịu được lực nén và nhiệt độ âm, dành cho những người mê du lịch hoặc những người làm việc trong các môi trường đặc biệt. Cuối cùng là dòng SP, nổi tiếng với những mẫu máy ảnh có khả năng zoom xa dẫn đầu thị trường cùng nhiều tính năng cao cấp, nhắm tới những khách hàng đề cao sức mạnh và hiệu năng hoạt động. Sau đây là những thông tin cơ bản về từng dòng máy ảnh point-and-shoot của Olympus:
Dòng máy ảnh giá rẻ FE
Khác với những dòng máy ảnh giá rẻ của nhiều hãng đối thủ, dòng FE của Olympus vẫn gây được ấn tượng khá mạnh ngay từ dáng vẻ bên ngoài, với thân máy mỏng cùng thiết kế thời trang. Cái tên "FE" được Olympus đặt cho dòng máy này bắt nguồn từ hai chữ Friendly (thân thiện) và Easy (dễ sử dụng). Đó cũng chính là hai điểm mạnh của dòng FE-series.
Với nhiều tính năng tự động, giao diện đơn giản, dễ sử dụng, Olympus FE-series phù hợp với mọi đối tượng người dùng, thuộc mọi lứa tuổi. Đặc biệt, để những người lần đầu tiên sử dụng máy ảnh không cảm thấy quá bỡ ngỡ, tất cả các model của dòng máy này đều được trang bị phần mềm chỉ dẫn, giúp họ dễ dàng có được những bức ảnh ưng ý.
Đại diện tiêu biểu của dòng này là chiếc Olympus FE-320. Máy có thiết kế mỏng manh rất ấn tượng nhưng vẫn đề cao sự đơn giản, tiện dụng. Các phím điều khiển quan trọng được đặt ở vị trí dễ thao tác, màn hình lớn cùng những tính năng hữu ích như nhận diện khuôn mặt, nhận diện nụ cười là những ưu điểm dễ nhận thấy ở chiếc máy này.
Dòng Mju thời trang
Dòng Mju bao gồm những chiếc máy ảnh đề cao tính thời trang của thiết kế, với thân máy nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ và bề mặt có nhiều đường cong, vừa làm tăng tính gợi cảm, vừa giúp người dùng cầm máy chắc chắn hơn. Có thể nói, Olympus đã dành rất nhiều tâm huyết cho thiết kế của dòng máy này, đến độ họ tự tin khẳng định ngay cả những tín đồ thời trang khó tính nhất cũng phải hài lòng về ngoại hình của các model thuộc Mju-series. Những chiếc camera này thường được trang bị hệ thống ổn định ảnh hoạt động trên cơ chế di chuyển cảm biến, đồng thời ống kính thường có khả năng zoom xa rất tốt.
Đại diện của dòng máy ảnh thời trang này là chiếc Olympus Mju 1010. Mặc dù sở hữu thân hình mỏng manh, với thiết kế rất ấn tượng, nhưng không vì thế mà khả năng hoạt động của Mju 1010 bị đánh giá thấp. Nhiều người có thể cảm thấy không hài lòng vì máy thiếu ống kính góc rộng, đồng thời vẫn sử dụng định dạng thẻ nhớ xD-Picture không phổ biến, nhưng khi dùng thử sẽ dễ dàng bị tốc độ hoạt động và chất lượng ảnh của chiếc máy này chinh phục.
Dòng Mju Tough cứng cáp
Dòng máy ảnh có khả năng chống sốc, chống nước, chịu lực nén và nhiệt độ âm mới được Olympus đổi tên thành Mju Tough, còn trước đó có tên là Mju SW. Đối tượng khách hàng mà dòng máy này nhắm đến là những người mê du lịch mạo hiểm, hoặc đặc thù công việc phải sử dụng máy ảnh trong những điều kiện, môi trường khắc nghiệt. Mặc dù điểm mạnh nhất chính là sức bền và khả năng chịu đựng, nhưng các model của dòng Mju Tough cũng được Olympus rất chăm chút cho dáng vẻ bên ngoài.
Đại diện đáng chú ý của dòng máy này là Olympus Mju 1030 SW. Mặc dù ra mắt từ đầu năm ngoái nhưng đây hiện vẫn là một trong những chiếc máy ảnh có khả năng chịu được các điều kiện khắc nghiệt tốt nhất trên thị trường. Theo Olympus, vỏ máy bằng kim loại của Mju 1030 SW đã vượt qua tất cả các cuộc kiểm tra của quân đội, nên có thể chịu rơi từ độ cao 2 mét, bị một vật nặng 100 kg đè lên mà không hề hấn gì. Ngoài ra, máy còn có thể hoạt động dưới mực nước sâu 10 mét và nhiệt độ -10 độ C.
Dòng máy ảnh siêu zoom SP
"SP" là viết tắt của cụm từ Special Performance. Đặt tên cho dòng máy này như vậy, Olympus ngụ ý rằng đây là dòng máy ảnh có khả năng hoạt động đặc biệt. Với một thân hình to lớn, cồng kềnh không khác gì những chiếc DSLR, dòng máy ảnh siêu zoom này cũng được trang bị nhiều tính năng chỉnh tay rất pro. Ngoài ra, các model thuộc dòng SP-series cũng hỗ trợ định dạng ảnh RAW.
Đại diện tiêu biểu cho dòng máy ảnh siêu zoom này là model mang tên Olympus SP-570UZ. Máy được trang bị ống kính có zoom quang 20x, hỗ trợ góc chụp rộng 26mm. Ngoài ra, SP-570UZ còn sở hữu tính năng chỉnh phơi sáng bằng tay, hệ thống ổn định ảnh hoạt động trên cơ chế di chuyển cảm biến và hỗ trợ định dạng ảnh RAW. Đầu năm 2009 này, Olympus trình làng thêm một model mới có tên SP-590UZ, được trang bị ống kính có zoom quang lên tới 26x, cao nhất trên thị trường hiện nay.
Chống ẩm cho máy ảnh
Chống ẩm cho máy ảnh số có nhiều cách khác nhau, mỗi cách có những ưu nhược điểm khác nhau và chi phí bỏ ra cũng khác nhau, tùy điều kiện thực tế mà bạn chọn cách làm phù hợp.
Phơi nắng: Một trong những cách chống ẩm cho máy ảnh được nhiều thợ chụp ảnh hay dùng là thỉnh thoảng đem máy ảnh và ống kính ra tắm nắng. Bạn hãy chọn thời điểm ánh nắng nhẹ vào buổi sáng (tránh nắng gắt vào buổi trưa hoặc chiều) rồi tháo ống kính, kính lọc (UV filter) và cả mũ lens (hood) ra phơi trong khoảng 30 phút đến 1 giờ. Bạn nên đặt máy và phụ kiện trên một tấm vải sạch và chọn khu vực không có nhiều bụi để tránh bụi bẩn bám vào máy hay ống kính. Tắm nắng cho máy ảnh và phụ kiện chỉ thích hợp với những khu vực khô ráo, ít bụi, cách này tuy đơn giản và không mất tiền nhưng lại hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nơi bạn ở.
Chống ẩm: Nếu khu vực bạn ở thường có mưa hoặc trời nồm ẩm ướt thì phơi nắng là điều không thể thực hiện được. Trong trường hợp này bạn cần phải tìm cách khác để hạn chế tối đa hơi ẩm trong không khí tiếp xúc với máy và phụ kiện. Một trong những cách chống ẩm mà các thợ ảnh ngày xưa hay dùng đó là rang thật khô gạo sau đó bỏ vào túi vải xô khâu kín lại đặt bên cạnh máy ảnh và ống kính. Đặc tính gạo rang có thể hút ẩm rất tốt nhưng sau một thời gian bạn sẽ phải tháo túi ra và rang lại gạo để đảm bảo hạt gạo vẫn khô và hút ẩm tiếp. Cách này tuy không mất nhiều chi phí nhưng tốn công rang gạo và công tháo lắp túi đồng thời nếu bạn quên không kiểm tra túi gạo thường xuyên, rất có thể máy ảnh của bạn vẫn sẽ bị ẩm mốc.
Bạn cũng có thể sử dụng vôi bột cho vào túi vải xô giống như gạo rang vì đặc tính hút ẩm của vôi bột cũng rất tốt, tuy nhiên hãy nhớ kiểm tra độ ẩm của túi gạo hoặc vôi theo định kỳ để đảm bảo máy không bị ẩm mốc.
Ngày nay hạt chống ẩm Silicagel ra đời được ứng dụng rộng rãi trong bảo quản chống ẩm cho thuốc hay các thiết bị điện tử như máy ảnh số. Hạt chống ẩm Silicagel có giá rất rẻ, chỉ từ 30 tới 40 nghìn đồng/kg và mua tại các cửa hàng bán hóa chất (ở Hà Nội có thể tìm mua ở phố Hàng Gà). Bạn hãy cho hạt chống ẩm Silicagel vào rang thật khô sau đó bỏ vào túi vải xô khâu lại, tiếp theo hãy bỏ cả hạt chống ẩm cùng máy và ống kính vào một chiếc hộp nhựa có gioăng cao su kín (tốt nhất dùng loại hộp của hãng Lock&Lock đảm bảo kín). Định kỳ 2 tháng mỗi lần bạn nên mở hộp để kiểm tra xem hạt Silicagel đã no nước hay chưa và đem rang/phơi nắng nếu cần thiết.
Hiện nay tại các cửa hàng bán máy ảnh đều có bán loại hộp chống ẩm bằng nhựa trong suốt, bên trong được đặt sẵn túi chứa hạt Silicagel rất thuận tiện cho việc bảo quản tránh ẩm. Có hai loại hộp chống ẩm, một loại chỉ đựng sẵn túi chứa hạt Silicagel, loại khác được nhà sản xuất trang bị thêm một đồng hồ ẩm kế giúp bạn dễ dàng theo dõi độ ẩm và phát hiện tình trạng quá ẩm hoặc quá khô.
Nếu như bạn quá bận rộn và ít có thời gian quan tâm đến độ ẩm trong hộp bảo quản máy ảnh số, có một thiết bị chuyên dụng khác là tủ chống ẩm chạy bằng điện sẽ giúp bạn luôn luôn yên tâm không phải lo về tình trạng ẩm mốc của thiết bị. Tủ chống ẩm có nhiều dung tích khác nhau từ 8 lít tới 400 lít tùy thuộc số lượng thiết bị bạn muốn bảo quản nhiều hay ít. Cấu tạo tủ chống ẩm thường là vỏ bằng kim loại, mặt trước bằng kính, phía bên trong có núm vặn điều chỉnh mức độ ẩm phù hợp và bên ngoài cửa tủ có đồng hồ ẩm kế giúp bạn dễ dàng theo dõi độ ẩm bên trong tủ. Tủ chống ẩm loại 40 lít được xem là phù hợp với đa số nhu cầu của người dùng máy ảnh số, bạn có thể xếp 1 thân máy và từ 2 tới 3 ống kính cỡ vừa vào chiếc tủ này.
Mua máy ảnh Olympus ở đâu?
Mua máy ảnh Olympus chính hãng tại MuaBanNhanh.com. Xem ngay: Máy ảnh Olympus
Nguồn: http://muabannhanhmayanh.com/may-anh-olympus/43863
Xem thêm: http://expressdelivery.vn/thong-tin-thi-truong.html
Đăng bởi Minh Thiện Tags: bán máy ảnh, máy ảnh, máy ảnh chất lượng, máy ảnh chính hãng, máy ảnh cũ, máy ảnh cũ giá rẻ, máy ảnh giá rẻ, Máy ảnh Olympus, mua bán máy ảnh, mua máy ảnh