Kinh nghiệm mua máy lạnh cũ
- Kiểm tra vỏ máy
Vỏ máy là thành phần vô cùng quan trọng đối với máy lạnh. Bạn cần chắc chắn rằng vỏ máy không bị va chạm mạnh làm bị bể, gãy. Đồng thời, cũng nên kiểm tra các điểm kết nối điện, và nếu có thể bạn nên yêu cầu siết chặt nếu bị lỏng…
- Kiểm tra dàn nóng
Bạn cần kiểm tra xem có tình trạng dàn nóng/lạnh “râu ông nọ cắm cằm bà kia” không, bằng cách kiểm tra sự tương đồng của model máy, được dán trên cả hai cục.Bạn cần kiểm tra xem có tình trạng dàn nóng/lạnh “râu ông nọ cắm cằm bà kia” không, bằng cách kiểm tra sự tương đồng của model máy, được dán trên cả hai cục.
Thường thì người mua máy lạnh cũ giá rẻ chỉ chú ý đến dàn lạnh mà không xem xét kỹ dàn nóng. Chính vì vậy mà hiện tượng tráo cục nóng cũng thường xảy ra. Cần phải kiểm tra kỹ lưỡng, có thể xem các thông số được dán trên dàn nóng và dàn lạnh để biết chắc chắn rằng mình đã lấy đúng hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra kỹ xem dàn nóng, lạnh có bị đóng bụi dày đặc hay không vì nếu có sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng.
- Kiểm tra ống đồng
Kiểm tra ống đồng ở cả hai cục nóng – lạnh. Có màu đồng hoặc nâu đồng là loại ống còn hoạt động tốt. Khi chuyển sang màu đen thì không nên chọn, vì loại này đã cũ và có thể bị lủng, thủng,… Trong khi đó hàn thì vừa khó, không bền mà chi phí lại cao.
Thông thường ống đồng này sẽ được tặng kèm hoặc mua riêng, nếu mua riêng thì bạn phải kiểm tra thật kỹ vì nếu không sẽ rất dễ bị đưa nhầm hàng kém chất lượng.
- Kiểm tra cục lạnh
Nếu không rành về kỹ thuật, bạn có thể nhờ một người rành kỹ thuật để kiểm tra cục lạnh, dàn nóng, ống dẫn gas….
Đối với các dòng máy lạnh thường, bạn có thể nhẹ nhàng tách lớp mặt nạ phía trước ra sẽ nhìn thấy trực tiếp hai lá nhôm. Và bạn phải chắc rằng hai lá nhôm ở cục lạnh phải còn nguyên vẹn, bề mặt phẳng không bị vết lủng hoặc răng cưa. Nếu đối với dòng máy lạnh cao cấp thì việc này có thể không cần bởi vì mặt nạ trước được đóng chật nên việc hư tổn là không thể (tuy nhiên vẫn nên loại trừ một số trường hợp hy hữu, tốt nhất là bạn nên nhờ nhân viên cửa hàng kiểm tra).
- Kiểm tra mối hàn ống dẫn gas
Mối hàn của hai đường ống dẫn gas nối từ block máy ra dàn nóng của cục nóng. Chỉ nên chọn máy có mối hàn chưa bị làm lại bao giờ, thường thì có màu đỏ đều, vết hàn liền mạch, mịn, sắc sảo (nếu bị hàn lại, thường sẽ có màu loang lổ, vết hàn không trơn láng). Điều này còn giúp bạn xác định được gas block máy còn gin hay không.
- Chọn thương hiệu ổn định
Hãy lựa chọn những loại máy lanh có thương hiệu trên thị trường như Daikin, Panasonic, Mitsubishi, LG… Các dòng máy, model thông dụng, có tuổi thọ cao và độ bền ổn định. Không sử dụng các mặt hàng trôi nổi, thương hiệu chưa nghe bao giờ.
Kinh nghiệm mua máy lạnh cũ
Tư vấn cách bảo quản máy lạnh cũ khi không sử dụng
Trước tiên, bạn cho chế độ quạt trong nhà (FAN MODE) chạy nhiều giờ để bên trong dàn lạnh khô hoàn toàn.
Sau đó bạn lau chùi cả bên ngoài và bên trong máy. Một số người cho rằng mùa đông không cần sử dụng thì chỉ cần lau chùi bề ngoài máy là được. Nhưng sự thật không phải vậy, mặc dù không hoạt động nhưng bụi vẫn bám vào bên trong máy lạnh, cho nên chúng ta vẫn phải vệ sinh máy đầy đủ, đúng phương pháp.
Đặc biệt, bạn không nên ngừng hoạt động máy lạnh quá lâu vì như thế sẽ làm rỉ sẻ hoặc ngưng hoạt động hẳn một số hoạt động trong máy. Thi thoảng cho máy làm việc bình thường để máy hoạt động trơn tru.
Đối với những nơi có mùa đông lạnh và độ ẩm cao, khi không sử dụng máy lạnh, bạn có thể dùng nilon trùm kín máy để tránh độ ẩm của không khí quá cao có thể xâm nhập vào máy lạnh.
Cách tự vệ sinh máy lạnh tại nhà
- Tại sao phải vệ sinh máy lạnh và dấu hiệu cần vệ sinh máy lạnh
Dấu hiệu của vệ bạn cần phải vệ sinh máy lạnh: Không lạnh hay hơi lạnh tỏa ra yếu? Đó có thể do chiếc máy lạnh của bạn lâu ngày không được làm vệ sinh dẫn đến công suất lạnh bị giảm.
Trong quá trình sử dụng dù bạn mua hàng mới hay hàng cũ xài cả năm trời mà không vệ sinh hoặc bảo trì sẽ khiến Cục nóng giải nhiệt (outdoor unit) kém có thể gây hư hỏng nặng mà điều này là tối kị của máy lạnh.
Thường gặp hơn tại các hỗ gia đình đó là cục lạnh trong nhà (Indoor unit) không trao đổi nhiệt được dẫn đến nhiệt độ quá lạnh làm nước ngưng tụ nhiều và chảy ra ngoài máng hứng nước của máy.
Đối với gia đình nên làm vệ sinh 3 ~ 4 tháng/lần. Đối với văn phòng đồng khách thì 2 ~ 3 tháng/lần.
- Dụng cụ cần chuẩn bị để tự vệ sinh máy lạnh tại nhà
Để có thể vệ sinh máy lạnh ở nhà, bạn có thể sử dụng các dụng cụ, thiết bị sau:
Bơm tăng áp đây là máy bơm nước với áp suất cao dùng để xịt rửa các khe kim loại trên giàn nóng, giàn lạnh rất hiệu quả. Cách sử dụng bơm này rất đơn giản, chỉ cần cắm một đầu vòi vào chậu nước, đầu kia bấm nút để xịt nước bất cứ khi nào cần. Nếu bạn không có bơm tăng áp thì bình xịt kính, bình tưới cây cũng có thể sử dụng tương đối hiệu quả.
Ở nhà bạn có thể sử dụng túi nilong lớn, hoặc chế áo mưa thành 1 túi lớn sao cho có thể chứa nước bẩn trong quá trình xịt rửa giàn lạnh trong nhà. Các dịch vụ họ sử dụng máng tôn hoặc túi hứng nước bẩn với chiều dài tương đương với giàn lạnh và có thể treo cố định vào giàn lạnh để hứng nước bẩn trong quá trình xịt rửa.
Tuốc-nơ-vít dùng để tháo các ốc vít trên giàn lạnh.
Nguồn nước sạch để xịt rửa, không cần pha thêm chất tẩy rửa nếu máy không quá bụi bẩn.
Giẻ sạch hoặc túi nilon dùng để ngăn không cho nước bắn vào bo mạch điện tử gây hỏng.
Nước rửa chén hoặc chất tẩy tương tự để lau chùi lớp vỏ nhựa giàn lạnh.
Vậy là bạn đã có thể chuẩn bị tự vệ sinh máy lạnh tại nhà được rồi.
- Các bước để tự vệ sinh máy lạnh tại nhà
Bước 1: Bật máy lạnh và kiểm tra xem máy có hoạt động bình thường hay không?
Bước 2: Vệ sinh mặt trước bao gồm: tấm chắn và lưới lọc của giàn lạnh
Ngắt điện máy máy lạnh. Sau đó, dùng tuốc-nơ-vít tháo các ốc bắt trên vỏ giàn lạnh để tháo phần vỏ nhựa bên ngoài ra. Nhấc mặt trước lên cao hơn chiều ngang và kéo ra để nhấc phần vỏ nhưa bên ngoài này ra. Tiếp theo bạn tháo các tấm lọc bụi ra khỏi giàn lạnh.
Rửa nhẹ nhàng với nước và một miếng bọt biển nhỏ. Khi rửa không được ấn quá mạnh. Khi sử dụng chất tẩy rửa trung tính phải rửa nhẹ nhàng.
Cách tự vệ sinh máy lạnh tại nhà
Dùng vòi xịt nước mạnh cho trôi bụi khỏi lưới, để lưới khô ráo rồi gắn trở lại máy.
Không làm khô máy trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Bước 3: Rửa giàn lạnh, lá kim loại của giàn lạnh
Dùng giẻ sạch hoặc túi nilon che kín phần bo mạch giàn lạnh để tránh các tia nước trong quá trình xịt rửa bị bắn vào.
Treo cố định túi nilon tự chế hoặc máng tôn hoặc võng vải nilon để hứng nước bẩn chảy xuống phía dưới.
Dùng bình xịt nước áp lực xịt mạnh nước sạch từ từ vào các lá kim loại của giàn lạnh. Chú ý là chỉ xịt tia nước gọn vào các lá kim loại, tránh xịt vào các bộ phận khác và phải xịt từ từ để nước kịp thoát qua lỗ thoát nước.
Sau khi xịt xong, đóng máy lại để yên ít nhất nửa giờ mới cắm điện lại.
Bước 4: Rửa giàn nóng
Tắt máy lạnh, rút điện hoặc ngắt điện ở cầu dao điện, dùng vòi nước hoặc bình xịt nước áp lực xịt vào các lá kim loại của giàn nóng. Chú ý xịt nước thẳng hướng các khe giữa các lá kim loại; xịt không thẳng hướng có thể làm lệch các lá kim loại làm cho sau này không khí kém tiếp xúc.
Bạn có thể dùng một chiếc tuốc-nơ-vít dài để cố định cánh quạt giàn nóng để xịt rửa dễ dàng hơn.
Bước 5: Gắn lại mặt trước máy lạnh
Sau khi hoàn tất phần xịt rửa giàn lạnh, các tấm lọc bụi và làm sạch phần vỏ nhựa bạn hãy tiến hành lắp lại mọi thứ như cũ. Để khoảng 30 phút cho thiết bị khô.
Bật máy lạnh và kiểm tra lại máy lạnh có hoạt động tốt không.
Nguồn: http://cugiare.com/kinh-nghiem-mua-may-lanh-cu-177.html
Đăng bởi Minh Thiện Tags: bán máy lạnh cũ, cách chọn máy lạnh cũ, máy lạnh cũ, máy lạnh cũ giá rẻ, mua bán máy lạnh cũ, mua máy lạnh cũ