Nhà thép tiền chế và ứng dụng
Ngày nay, khoảng 70% các công trình xây dựng trong công nghiệp đều dùng nhà thép tiền chế. Ứng dụng của Nhà thép tiền chế rất đa dạng, từ nhà để xe đến những nhà chứa máy bay với khẩu độ hơn 100m không cột giữa, các trung tâm thương mại.
Nhà thép tiền chế và ứng dụng
Nhà thép tiền chế là loại nhà được lắp ráp từ các cấu kiện bằng thép lại với nhau, và được chế tạo lắp ráp trước. Một nhà thép tiền chế có 3 giai đoạn chính như: thiết kế, gia công cấu kiện và thi công lắp đặt tại công trình.
Với ưu điểm của nhà thép tiền chế là có thể sản xuất đồng bộ sẵn rồi sau đó mới đưa ra công trường trình lắp dựng trong khoảng thời gian ngắn. Khoảng 80% các công trình xây dựng trong công nghiệp đều dùng nhà thép tiền chế, từ nhà để xe cho đến những nhà chưa máy bay với khẩu độ hơn 100m không cột giữa, các trung tâm thương mại lớn, nhà sản xuất…
Những công trình kiến trúc nên sử dụng loại vật liệu này: nhà máy, nhà xưởng, công trình thương mại nhà cao tầng,... Sau đây là những ứng dụng thông thường của nhà thép tiền chế:
Trong nông nghiệp: Trại chăn nuôi gia súc gia cầm, nhà kinh, nhà kho, nhà chăn nuôi gia cầm, trang trại, nhà máy hữu cơ,…
Trong công nghiệp: Xây dựng nhà máy sản xuất, nhà xưởng công nghiệp, nhà máy thép, nhà kho, nhà máy lắp ráp…
Trong thương mại: Làm phòng trưng bày, trung tâm phân phối và sản xuất hàng hóa, xây dựng siêu thị, xây dựng nhà hàng, văn phòng, xây dựng trung tâm mua sắm, trung tâm triển lãm, tòa nhà đa chức năng, nhà máy điện, trạm xăng,…
Trong công cộng: Ứng dụng trong trường học, trung tâm đào tạo, bệnh viện, trung tâm hội nghị, phòng thí nghiệm, bảo tàng, nhà thờ, mái che cho người đi bộ, nhà để xe…
Trong hàng không: Khu vui chơi giải trí, làm kho chưa máy bay, nhà hát, bể bơi, trung tâm thể dục thể thao, nhà thi đấu thể dục thể thao, làm trại lính, trại cải tạo…
Quy trình lắp dựng nhà thép tiền chế
Việc lắp dựng nhà thép tiền chế được chia làm các giai đoạn sau:
Tiếp nhận và Bảo quản vật tư: Việc tiếp nhận và bảo quản vật tư là một khâu quan trọng. Đại đa số các đơn vị cung cấp vật tư đầy đủ song trong quá trình giao nhận phát sinh số lượng vật tư, chủng loại vật tư thừa loại này, thiếu loại kia. Trong phiếu giao hàng có nhiều đơn vị cung cấp vật tư ghi bằng tiến Anh, chính vì thế gây trở ngại cho việc giao nhận vật tư. Gặp trường hợp này các bạn chỉ cần nhìn Mã hàng được ghi trong Vận đơn và Mã hàng được dán trên mặt Vật tư để giao nhận rồi đối chiếu với tổng số lượng theo Hợp đồng mua bán vật tư. Nhất là phần giao nhận các chủng loại Bulông – Bản mã, các bạn phải kiểm tra cận thận.
Thi công lắp đặt bulông móng: Việc tiến hành nhận Bulông móng và lắp đặt bao giờ cũng là công đoạn đầu tiên của quy trình lắp đặt nhà thép tiền chế. Đại đa số các Công ty tham gia dịch vụ lắp đặt nhà thép Tiền chế đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì thế các trang thiết bị phụ vụ cho công tác lắp đặt Bulông móng thường thiếu thốn vì lý do đầu tư ban đầu cao. Họ thường dùng biện pháp thủ công là chính( Sai lệch nhiều hay ít tùy thuộc vào công cụ chế tạo, vào người trực tiếp chế tạo). Họ dựa trên Tim cốt đã có sẵn của bên Xây dựng làm chuẩn rồi từ đó căng dây lấy Tim cốt của mình để triển khai thi công lắp đặt.
Việc làm trên dẫn đến hậu quả: sai lệch Tim cốt so vơi bản vẽ của công trình và thường không khớp với Tim cốt của bên xây dựng. Tất nhiên việc thi công lắp dựng vẫn được triển khai song chắc chắn trong quá trình thi công Họ phải thường xuyên điều chỉnh tất cả các chi tiết như khoan lại lỗ các cột, kèo, xà gồ vì sai bản vẽ ngay từ đầu. Dẫn đến tuổi thọ của công trình bị suy giảm.
Thi công lắp dựng phần khung chính: Hiện nay có một số doanh nghiệp tham gia lắp dựng nhà khung thép Tiền chế đã mạnh dạn đầu tư ngay từ đầu thiết bị máy đo Kinh vĩ; máy chiếu Laze để phục vụ công tác lắp đặt.
Với công nghệ tiên tiến đảm bảo 100% độ chính xác về góc vuông, mặt phẳng, độ cao. Các máy đo Kinh vĩ, máy chiếu Laze là điều không thể thiếu trong công tác thi công lắp đặt Bulông móng và lắp dựng nhà thép tiền chế.
Đây là phần lắp đặt chính của nhà thép Tiền chế, tuỳ theo kích thước của khu nhà xưởng mà bố trí xe Cẩu để thi công. Nếu khổ rộng của nhà xưởng từ 30m trở lên thì phải bố trí xe Cẩu hợp lý để lắp đặt, tránh bị uốn cong thanh Kèo làm tuổi thọ công trình bị giảm sau này.
Việc lắp đặt Cột, Kèo đầu tiên là quan trọng nhất, nó định hình toàn bộ cho cả khu nhà sau này. Tuỳ theo mặt bằng thi công mà người ta có thể lắp đặt Cột, Kèo đầu tiên từ giữa nhà rồi triển khai ra 2 bên đầu hồi, hoặc triển khai từ đầu hồi nhà. Thông thường nên triển khai lắp đặt từ một đầu hồi nhà rồi phát triển vào trong.
Sau khi lắp đặt Cột, Kèo đầu tiên xong, các bạn phải giằng níu thật chặt đảm bảo Cột kèo không bị xê dịch. Công đoạn thi công này phải làm thật tốt và chuẩn để làm căn cứ tiếp tục triển khai công đoạn tiếp theo.
Các Cột kèo tiếp theo khi thi công yêu cầu kỹ thuật phải đảm bảo độ chính xác và có thể căn chỉnh(Có khoản dãn để căn chỉnh)
Trong phần thi công lắp đặt Cột, Kèo của các gian nhà xưởng, yêu cầu công việc bắt buộc phải thi công trên cao. Chính vì thế công nhân làm việc trên cao cần phải được trang bị dây đai an toàn và phải có dây cứu sinh được lắp đặt trên cao.tuỳ theo khẩu độ rộng của nhà xưởng mà bố trí dây cứu sinh. Thông thường dây cứu sinh được lắp đặt nối từ hai đầu Cột Kèo theo khổ rộng của khu nhà xưởng, mỗi đầu dây cứu sinh tại điểm Cột Kèo phải được bắt chặt và cao hơn so với mặt Kèo 1m.
Lắp dựng phần tôn mái: sửa
Việc lắp dựng phần tôn mái được tiến hành sau khi phần lắp dựng khung chính đã hoàn thành và căn chỉnh chính xác, các Bulông, các thanh giằng đã được bắt chặt.
Cũng như phần lắp đặt khung chính, phần lắp đặt tôn mái cũng yêu cầu tấm tôn đầu tiên đòi hỏi phải được làm rất cẩn thận, nó chính là tiêu điểm cho các tấm tôn lắp đặt sau này. Công việc tiếp theo các bạn phải lấy dấu cho từng tấm tôn, việc làm trên đảm bảo chắc chắn sau khi lợp xong công trình, tất cả các điểm nối gối lên nhau của tấm tôn luôn nằm trên một đường thẳng và vuông góc với thanh Xà Gồ. Nếu không làm như vậy thì sau khi thi công lợp tôn mái đến giai đoạn cuối phải căn chỉnh rất vất vả, về mĩ thuật trông rất xấu, về kỹ thuật không đảm bảo, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Đối với các công trình có thêm phần lợp bông cách nhiệt nằm dưới tôn mái thì điều này càng phải được triển khai để đảm bảo các mối nối của bông cách nhiệt thẳng, không bị co kéo, mặt dưới của bông cách nhiệt phẳng đều, không bị nhăn.
Tối kỵ: Lắp tôn mái từ 2 đầu hồi nhà trở vào trong nếu không có khe co giãn theo thiết kế.
Lắp dựng tôn tường: Công đoạn thi công lắp đặt tôn tường các bạn cho tiến hành thi công giống như lắp đặt tôn mái.. Việc thi công tôn tường không phức tạp như thi công lợp tôn mái vì khẩu độ tôn tường không quá dài. Điểm đáng chú ý khi thi công lợp tôn tường là phải kết hợp với bên Xây dựng ngay từ đầu để đảm bảo ăn khớp công việc giữa bên lắp đặt nhà thép tiền chế với xây dựng.
Đây là điểm đáng chú ý nhất trong quá trình thi công lắp đặt tôn tường.
Hoàn thiện: Công việc hoàn thiện là khâu cuối cùng của giai đoạn thi công lắp dựng nhà thép Tiền chế, nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác từng công đoạn.
Ở giai đoạn này bắt buộc các bạn phải cho kiểm tra lại các Bulông đã bắt, các ke hở tại các điểm nối của tôn với tôn, ke hở tại các ô cửa thông gió để đảm bảo sau này không bị dột và công trình được thi công chất lượng.
Khâu lắp dựng cửa ra vào được thi công trong giai đoạn này. Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt cửa rất quan trọng, nếu các bạn không thi công cận thận thì sau khi hoàn thành xong cửa sẽ bị nghiêng dẫn đến việc đóng mở của rất khó khăn và hay bị nhẩy cửa ra khỏi ray chạy dẫn hướng.
Nguồn: http://nhatheptienche.com.vn/nha-thep-tien-che-va-ung-dung-105.html
Đăng bởi Uyên Vũ Tags: Nhà thép tiền chế, nhà thép tiền chế dân dụng, Nhà thép tiền chế và ứng dụng, Quy trình lắp dựng nhà thép tiền chế, ứng dụng của nhà thép tiền chế, Ưu điểm vượt trội của nhà thép tiền chế